Render
Đầu tiên phải kể đến ưu điểm lớn nhất của Cinema 4D (xin tạm gọi tắt là C4D) chính là khả năng render “thần tốc” và có thể đua deadline với các phần mềm 3D khác. Nếu như bạn đã quen với kiểu render cực kỳ ít thông số setup của các phiên bản trước đây thì ở phiên bản R15, người dùng có thể thêm tùy chọn mới với cách thức tính toán nguồn sáng thông quá bước tính phụ bổ trợ cho kỹ thuật tính toán duy nhất trước kia.
Việc này theo cá nhân người viết cảm nhận, việc phải kích hoạt Ambient Occlusion là không còn cần thiết ở một số project yêu cầu ”nhanh gọn” khi so sánh 2 bản render giữa 2 phiên bản ở cùng một thông số nhưng bổ sung thêm “cách thức tính toán GI phụ”(Secondary Method) làm hình ảnh có phần tương phản hơn rõ ràng hơn ở những khoảng tiếp xúc giữa các đối tượng với nhau. Đây là điểm cộng cho hệ thống Render Engine mới. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận, thời gian render trên một máy đơn có phần nhỉn hơn khoảng 10-20% thời gian so với phiên bản cũ, nhưng điều này có thể nhiều Motion designer sẽ chấp nhận vì thành phẩm phần nào bớt đi được chút ít công sức ở khâu hậu kỳ.
So sánh render giữa R14 và R15
So sánh render giữa R14 và R15
So sánh render giữa R14 và R15
So sánh render giữa R14 và R15
Modeling
Ở phiên bản cũ, bản thân người viết rất khó chịu vì phần Bevel của C4D, vì đôi khi chỉ cần sơ xuất nhỏ rất dễ bị chồng poly. Khó chịu thứ hay là việc phải ngồi clear từng đường Edge và Retopoly lại các cạnh rất mất thời gian do có quá nhiều cạnh không cần thiết sinh ra như hình bên dưới. Ở phiên bản R15, đúng như những gì trong phần công bố tính năng của hãng, tính năng Bevel sẽ được cải thiện và thay thế cho kiểu interface cũ bằng cách thêm một đường bao xung quanh để chạm vào kéo đường cắt ra. Tuy nhiên, tính năng này có phần không đáng nói qua bằng những gì đã được cải thiện ở chức năng chính. Người dùng có thể tùy biến đường lưới mới nhanh chóng mà không cần phải cắt bỏ đi những đường lưới thừa.
Điểm cộng dành cho tính năng Bevel mới.
Tính năng tạo cỏ tự động cũng đáng chú ý trong phần này. Trước kia, việc tạo những bãi cỏ đều phải sử dụng chức năng Hair để giả lập các bãi cỏ, trong tính năng Hair lại có quá nhiều thuộc tính để tăng giảm số lượng mật độ Hair trên vật thể. R15 đã tách ra hẳn một module riêng để xử lý những bài cỏ đơn giản chỉ bằng một Tag lên chính đối tượng mà ta muốn bao phủ và bạn đã có một bãi cỏ CG phù hợp cho bối cảnh mình cần.
Crane và dolly Camera
Trong phiên bản R14, Maxon đã cập nhật cho người dùng Motion Camera (cách dùng tương tự như Dolly trong kỹ thuật quay phim) để thay thế chiếc dolly thật bên ngoài, bản cập nhật cho phép CG Artist giả lập chiếc cẩu camera để quay những cảnh đòi hỏi góc máy như bên ngoài trường quay. Thế nhưng, theo cá nhân người viết điều là này thật sự cần thiết trong môi trường 3D có thể tùy biến và làm mọi thứ mình cần chỉ bằng Xpresso hoặc đơn giản là đặt key?
Ngoài các tính năng kể trên, một tính năng mới có thể phần nào bớt đi công sức chia nhỏ project để render từng máy, hay phải setup một hệ thống render farm trên nền Cinema 4D Server Client nữa, giờ đây trong studio bạn có bao nhiêu máy cài cinema 4D có thể share một project render ờ nhiều máy với tính năng Team Render mà Maxon đã giới thiệu. Vì trong điều kiện của bản Demo không cho phép sử dụng chức năng này nên người viết xin dành cho các bạn tự khám phá ở phiên bản chính thức.
Bên cạnh đó, Sculpt và Typo cũng là điểm mới lần này, thế nhưng phải thừa nhận rằng, Scutpt trong Cinema 4D có thể sẽ còn tiếp tục cập nhật nhiều tính năng để theo kịp đối thủ Zbrush ở khâu này nên cũng xin nhường lại cho tín đồ của Zbrush tìm hiểu. Riêng về Typo trong Mograph cũng là điểm chú ý của phiên bản lần này, chia sẻ phần nào gánh nặng phải rã text toàn bộ chữ để animation như trước kia với các Motion Graphic Designer.
Lời kết:
Không ồn ào như nhiều phần mềm có phí đã có chỗ đứng trên thị trường lớn như Maya, 3Ds Max, Houdini hay Lightwave. Thêm vào đó Cinema 4D vẫn phần nào xác định được hướng đi cho chính nó trong hầu hết các lĩnh vực về CG, Motion Graphic. Thế nhưng, điểm mạnh không thể bàn cãi là khả năng render các sản phẩm siêu thực và đầy tính mỹ thuật ở khâu Motion Graphic cũng như các công cụ hỗ trợ của nó dành cho các nhà thiết kế “ảnh động” đã quá tuyệt vời thì việc thêm hay bớt đi một vài tính năng cũng không thế làm bớt đi sự đam mê của bạn dành cho Cinema 4D.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét