Nếu bạn muốn trở thành một designer thành công, bạn phải biết xây dựng mạng lưới. Paul Wyatt giải thích về cách designer có thể thiết lập mạng lưới với những người phù hợp, gặp gỡ và tiến hành công tác truyền thông xã hội cho bản thân.

Để theo đuổi một nghề sáng tạo thành công không chỉ đơn thuần là tạo ra một tác phẩm lớn mà bạn còn phải chắc chắn rằng mọi người sẽ xem nó. Vì vậy, việc tạo dựng tên tuổi chính là điểm mấu chốt để xây dựng nên nghề nghiệp của mình.

Có một số người cảm thấy khiếp sợ với ý tưởng tự thiết lập mạng lưới và tự bán mình, đặc biệt là trong “thế giới thực” này và từ những tiện lợi của truyền thông xã hội.

Nhưng thực sự không có gì phải hoảng sợ cả. Đơn giản hãy có một thái đô tích cực, và thực hiện theo 22 cách được trình bày dưới đây và bạn sẽ sớm bước trên con đường dẫn tới thành công do chính bản thân mình đã nỗ lực…

01. Tuân theo nguyên tắc vàng

Nguyên tắc vàng khi thiết lập mạng lưới sáng tạo đó là hãy nhớ rằng không phải cứ quẩn quanh các sự kiện design và dúi danh thiếp vào tay mọi người. Chẳng lịch sự chút nào. Thay vào đó, hãy gặp gỡ những người có cùng tư tưởng và bạn sẽ dễ dàng hơn để có tin tức về các cơ hội, diễn biến và các hoạt động công việc tiềm năng trong ngành.

02. Thể hiện quan tâm chân thành

Mạng lưới sáng tạo rất hữu cơ. Nếu bạn quan tâm chân thành đến ngành thiết kế, dĩ nhiên bạn sẽ chú ý đến những người có cùng sở thích và có thể bạn muốn cộng tác sau này.


Nó là một quá trình hâm nóng dần dần: Sáng tạo rõ ràng không phải là môt cuộc hẹn hò chớp nhoáng của bạn và ai đó cùng những câu hỏi như “anh sao rồi?”, “có việc gì làm ở chỗ anh không?” hoặc “anh có muốn thấy các PSD của em không?”. Không, không, không: tất cả không phải ‘tôi, tôi, tôi’.
Thay vào đó, hãy để ý các designer, những người điều hành hoặc các chuyên gia công nghệ sáng tạo mà bạn gặp gỡ, vì bạn có thể học hỏi đôi điều về vấn đề tìm việc, quản lý khác hàng hoặc cách thức đối mặt với những kẻ hẹn hò tốc độ phiền phức ở các sự kiện sáng tạo. Bạn có thể học hỏi rất nhiều điều lớn lao từ các chuyên gia và điều đó sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới của mình tiến xa hơn nữa.

03. Phát hiện những khác biệt

Hãy tìm kiếm những người hoạt động ở lĩnh vực khác. Đừng e ngại vì bạn có thể phát hiện điều gì đó bạn biết nhưng họ lại không. Và các bạn có thể cùng  hợp tác cho các dự án sau này.

04. Sử dụng Twitter, Facebook

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi thiết lập mạng lưới trực tiếp, thì Twitter, Facebook là một cách rất tuyệt để tìm kiếm những người cùng sáng tạo với mình và chia sẻ với nhau những kiến thức thú vị về công việc trong ngành. Nó là một mạng lưới có thể tăng nhanh liên tục vì một người sẽ biết người khác mà người đó lại biết người khác nữa cần giúp đỡ với một thiết kế.
Duy trì hoạt động trên Twitter, Facebook nhưng đừng áp đặt tất cả chỉ để nói về công việc. Thiết lập mạng lưới còn để hiểu biết về con người, vì thế nếu bạn là một người lạc quan vui vẻ suốt cả tuần thì hãy thỉnh thoảng dành ra một ngày và và hãy càu nhàu về thời tiết chẳng hạn.

05. Sử dụng Instagram

Instagram có thể là một phương pháp rất tuyệt đáng kinh ngạc để thiết lập mạng lưới với những người sáng tạo khác. Một kết cấu tuyệt vời và một con mắt chi tiết giống như chìa khóa thành công với các nổ lực sáng tạo và Intstagram thành công bằng cách hiển thị những gì đã làm được điều này hoàn hảo.

Hãy gắn những bức ảnh của bạn với các thẻ gắn nhỏ mô tả phù hợp và mạnh dạn sử dụng các thẻ gắn kiểu phóng đãng như  ”#instagramhub” hoặc “#ignation nhằm đảm bảo những bức tranh của bạn nằm trong danh sách Instagram phổ biến.

Khi mọi người thích ảnh của bạn, hãy kết nối với họ và bắt đầu trò chuyện. Đây là một công cụ tuyệt vời để gây cảm hứng và để truyền cảm hứng và để kết nối với những người khác.

06. Đến các cuộc gặp mặt

Những người sáng tạo là một nhóm xã hội và có rất nhiều các sự kiện gặp mặt tại địa phương để bạn tham gia và đóng góp những quan điểm sáng tạo của bạn.

Ở London có Glug cùng những cuộc gặp mặt khác. Phía Bắc có Northern Digitals và nếu bạn tìm kiếm trên Twitter, bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều các cuộc gặp mặt tại địa phương khác như  Portsmouth Freelancers Meet (Kiểm tra hashtag #pfmeet).

07. Tìm kiếm nhóm sáng tạo

Ngoài các cuộc gặp mặt, những người sáng tạo còn có khát khao hợp tác hoạt động. Và tối nào cũng thế, ở London xung quang quảng trường Bắc Manchester hoặc Shoreditch, bạn cũng sẽ thấy các nhóm sáng tạo quanh các quán nhậu (thường ngồi với một chiếc bàn chung).

Nó là một cách hay để gặp gỡ bạn bè ở đó và thiết lập một vài mạng lưới (bạn chat, trêu đùa, những người đang làm gì đó và cho ai đó). Mọi khu vực đều có những nhóm này – thường thấy gần các studio sáng tạo hoặc các nhánh All Saints.

08. Đến quán rượu

Cuối hội nghị, sự kiện hoặc show trình diễn, thường có những nhóm người tụ tập bên ngoài hội trường. Đây chính là nơi hầu hết thiết lập nhóm và mạng lưới sự kiện diễn ra vì luôn có một số người muốn đi tới quán rượu của vùng.

Thường có những người sáng tạo rất thú vị và nồng nhiệt chân thành (và bạn có thể tìm một số diễn giả/ thuyết minh sự kiện sẽ thêm cùng). Hãy lắng tai nghe cuộc nói chuyện về việc đi tới quán rượu sau đó và tham gia cùng vì nó là một phương pháp hữu hiệu để mở rộng mạng lưới sáng tạo.
Tất nhiên đừng uống quá chén và hãy nhớ rằng nếu thức dậy trong công viên hoặc nơi nào đó khác thì việc thiết lập mạng lưới của bạn coi như sắp thành công cốc rồi.

09. Chinh phục nỗi khiếp sợ hội nghị

Đến hội nghị hoặc sự kiện có thể khiến bạn nản chí nhất là khi kéo dài vài ngày. Bạn nên nhớ nhiều người khác cũng có cảm giác giống với bạn.
Bạn hãy chủ động và sử dụng Twitter, Facebook để tìm kiếm những người có cùng lĩnh vực và mời gọi và hẹn gặp họ ở quán bar hoặc cà phê.
Khi thay đổi môi trường, họ sẽ hòa đồng hơn và thân thiện. Nếu công việc tiến triển, hoặc thậm chí không thì bạn cũng sẽ mở rộng được mạng lưới của mình và có thêm một số đồng minh mới.

10. Sắp xếp cuộc gặp mặt của chính bạn

Tất nhiên, bạn có khả năng tự sắp xếp cuộc gặp gỡ của riêng mình, như  Franz Jeitz và một số đồng nghiệp cùng với LDN meets nơi những người sáng tạo cùng đến tham dự các sự kiện về thiết kế. Ngay lập tức sẽ tạo nên mối quan hệ bạn bè sáng tạo, nói chuyện phiếm và trêu đùa.

11. Tạo các sự kiện khuyến khích thiết lập mạng lưới

Không phải hội nghị thiết kế nào cũng có thể làm gia tăng thiết lập mạng lưới giữa những người tham dự. Đôi khi, trong các giờ nghỉ giữa các cuộc chuyện trò hoặc các phiên họp chính thức khác, bạn sẽ trông thấy vô số những khuôn mặt trầm lặng quên lãng với những laptop – không phải môi trường để có thể dễ dàng nói chuyện với người lạ. Những lần khác sẽ ngược lại – bạn sẽ không thể đi khi mọi người không tự giới thiệu về mình một cách vui vẻ và cởi mở.
Thực tế, ban tổ chức hội nghị không thừa nhận về ý tưởng thiết lập mạng lưới, nhưng lại sắp đặt mọi thứ để nó diễn ra.
Ví dụ, trong buổi hội nghị của riêng bạn,  Generate*,  sẽ có một cuộc gặp mặt trước khi diễn ra sự kiện để khuyến khích khách tham dự . Ngoài ra còn có một sự kiện thiết lập mạng lưới cơ cấu trong cả ngày, và khách tham dự sẽ có cơ hội giao lưu với các diễn giả chính. Thậm chí, sẽ có một show diễn hài kịch vào cuối ngày, nhằm giúp mọi người thư giãn và tạm quên công việc trong bữa tiệc tối. Nếu điều đó (cùng 1 ít bia) không tạo ra một không gian thư giãn cho mọi người trò chuyện thì tất cả sẽ hoàn toàn là số 0.
*Có các sự kiện design khác. Nhưng không hữu ích bằng. 

12. Sử dụng Vimeo

Vimeo có thể kết nối bạn với hàng trăm designer và videographer đồ họa chuyển động sử dụng eye candy. Nếu bạn thích tác phẩm của họ, hãy kể cho họ biết và thêm họ vào danh sách liên lạc của mình. Nếu họ thích tác phẩm của bạn, họ cũng sẽ làm tương tự, và mạng lưới được thiết lập. Nếu mọi người thích tác phẩm của bạn, hãy xem vào profile của họ và hãy kết nối.


13. Tìm kiếm những người hùng design của bạn

Hãy tìm kiếm những người hùng design của mình trên Twitter và trò chuyện. Hãy đi theo những người truyền cho bạn cảm hứng và hãy định kỳ xin họ ý kiến hoặc lời khuyên cho tác phẩm của bạn. Những chỉ dẫn và giải pháp từ những hiểu biết của họ sẽ có thể giúp cho tác phẩm của bạn có lượng khán thính giả nhiều hơn.



14. Học cách lắng nghe

Lắng nghe cũng là một kỹ năng nghệ thuật. Hầu hết chúng ta không bao giờ lắng nghe hết những gì người khác nói bởi chúng ta đã chuẩn bị sẵn trong đầu những gì mình sẽ nói tiếp theo rồi. Hãy cố gắng lắng nghe thực sự những gì người khác đang nói. Bạn sẽ nhớ được nhiều hơn và người nói cũng sẽ chú ý lắng nghe bạn hơn.



15. Hỏi những câu hỏi không giới hạn

Nếu bạn cảm thấy đôi chút lúng túng hoặc lo lắng khi tham dự sự kiện hoặc hội nghị, vậy hãy hỏi những câu hỏi có tính chất gợi mở để cuộc trò chuyện không bị gián đoạn. Những câu hỏi bắt đầu với những từ như “ai”. “cái gì”, “ở đâu”, và “” khi nào” sẽ duy trì cuộc trò chuyện hơn là những câu hỏi “có” và “không”. Đây là một mẹo cũ nhưng rất hữu ích.

16. Bắt đầu blog liên quan đến ngành của chính bạn

Hãy tạo ra tín hiệu sáng tạo riêng của bạn bằng cách bắt đầu viết blog về những gì đang truyền cho bạn những cảm hứng. Hãy làm sao để mọi người biết tới bạn cùng tác phẩm sáng tạo của chính bạn thông qua cộng đồng sáng tạo.
Blog không chỉ là một chiếc phao cứu đắm con thuyền sáng tạo của bạn mà còn là một công cụ tuyệt vời để bắt đầu những cuộc chuyện trò, dù chính thức hay tại các cuộc gặp gỡ. Đọc bài viết của chúng tôi để có được hàng tấn lời khuyên cho bạn, How to craft killer content for a creative blog.

17. Duy trì công việc mới

Là một người làm nghề sáng tạo, bạn sẽ luôn muốn nói điều gì đó trên Twitter hoặc trong các cuộc gặp gỡ nếu bạn theo kịp những người cải cách, những người sáng tạo và các movers-and-shakers (những người làm thay đổi cả thế giới) trong ngành.
Tất nhiên, tác phẩm mới sẽ vẽ nên bạn, và việc thoát khỏi phương pháp làm việc tiêu cực và duy trì quan hệ với ngành xung quanh bạn sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công lâu dài.Việc thiết lập mạng lưới không diễn ra ở nơi nào trống rỗng.

18. Tìm kiếm những giới thiệu

Tại các mạng lưới hoặc nhóm xã hội, bạn sẽ luôn tìm thấy ai đó biết ai đó khác cần điều gì đó mà bạn đang làm. Đôi khi, nơi đây chỉ để tụ tập uống rượu nhưng ở những chỗ khác, nó lại có thể là một cơ hội đích thực.
Điều cốt yếu là tìm kiếm những thông tin phù hợp như “ai, cái gì và khi nào?”.  Nhưng đừng quấy rầy người ta cả buổi tối, mà hãy ghi nhớ nó và ngày mai hẵng gửi email cho họ chi tiết (vào gần cuối buổi sáng sẽ tốt hơn nếu một đêm dài).

19. Hãy nhớ nó là 1 con đường hai chiều

Thiết lập mạng lưới là để lắng nghe và giúp đỡ những người khác. Nó là một kiểu tương trợ “bạn gãi lưng cho tôi, và sau đó tôi sẽ gãi lưng cho bạn….”. Hãy nhớ rằng trước hết bạn phải cho và đừng bao giờ mong đợi được nhận lại. Đừng tính hơn thiệt và bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng vì điều đó.



20. Đừng quá nhạy cảm

Nếu bạn liên lạc với ai đó qua Twitter hoặc email có tính toán mục đích, họ sẽ không bao giờ trả lời bạn, và bạn hoàn toàn thất bại.
Bạn sẽ không đốt cháy được thế giới của mọi người và thành thật, nếu họ không phải lo lắng khi trả lời email hoặc qua Twitter, thì bạn còn muốn hợp tác với họ như thường lệ nữa không?

21. Chơi đẹp

Có ý kiến sai lầm rằng ‘phê bình’ một điều gì đó có nghĩa là ‘xé toạc nó ra thành từng miếng nhỏ để cho biết bạn tài giỏi cỡ nào’. Thực tế, những lời phê bình có ích luôn được cân nhắc và kiểm tra về những gì đã làm và những gì chưa làm.
Điều này cũng có nghĩa là chúng khó hơn nhiều. Nhưng bạn hãy tự mình định vị khi ai đó biết cách để tạo được những tác phẩm sáng tạo hữu ích, và làm thế nào để thực sự nhiệt tình với công việc DID. Với những phê bình thái quá, bạn sẽ không nhận bất kỳ khuyến nghị nào, hoặc thực sự sẽ khiến cho mọi người không còn muốn thiết lập mạng lưới với bạn nữa.
Source: RGB.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top